Cách lồng hàm if một cách đơn giản thông qua mô hình hóa hàm if hoặc viết hàm if theo từng bước.

Cách lồng hàm if một cách đơn giản thông qua mô hình hóa hàm if hoặc viết hàm if theo từng bước.

Tháng Ba 18, 2021 Off By Anh bán hàng

Như bài viết về hàm IF nhiều điều kiện hay còn gọi là lệnh IF nhiều điều kiện.

Hướng dẫn chi tiết về hàm if nhiều điều kiện trong exel và googlesheet

Với các phương pháp hướng dẫn hàm IF nhiều điều kiện thì một phương pháp mà chúng ta hay sử dụng là lồng nhiều hàm IF vào nhau để xử lý nhiều điều kiện khi dùng hàm IF, cách này sẽ rất đơn giản với các bạn dùng thành thạo hoặc dùng thường xuyên trong khi viết lệnh hay hàm này. Tuy nhiên khi thực hiện với 3 hoặc 4 và cũng có thể nhiều hơn cũng làm bạn mất nhiều thời gian để chỉnh sửa. Rất nhiều lỗi khi gõ hàm này trong ô Exel hoặc Googlesheet nhưng hàm báo lỗi hoặc chạy sai kết quả. Vì vậy các phương pháp sau giúp bạn đơn giản hóa cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện bằng cách lồng nhiều hàm IF vào nhau.

Mô hình hóa các điều kiện của hàm IF.

Với một bảng phân tích nhiều điều kiện, thì đầu tiên bạn cần mô hình hóa hàm IF này lại nhằm đơn giản hóa các dữ liệu khi viết hàm. VD về mô hình hóa như sau, hãy vẽ lên giấy hoặc các công cụ hỗ trợ khác.

 

 

Cách lồng hàm if một cách đơn giản thông qua mô hình hóa hàm if hoặc viết hàm if theo từng bước.
Mô hình hóa hàm IF với nhiều điều kiện

Như vậy bạn đã mô hình hóa xong hàm IF với các điều kiện sẽ lồng vào nhau. Với cấu trúc hàm IF như sau:

=IF(Điều kiện là gì?,Nếu đúng,Nếu sai)

Lúc này bạn để ý đến điều kiện 1, điều kiện 2, điều kiện 3, 4…… và lúc này chúng ta sẽ thực hiện hàm IF từng bước một.

Thực hiện hàm IF theo từng bước một:

Việc viết hàm IF lồng vào nhau theo từng bước một giúp bạn làm từng bước chắc chắn và tránh các lỗi sai lệnh/hàm. Cứ sau mỗi bước bạn lại Enter để chạy thử, sau khi chạy thành công thì bạn lại thực hiện bước tiếp theo của từng điều kiện.

Điều kiện 1: = IF(Điều kiện 1,kết quả 1,Điều kiện 2Sau khi kết quả hàm điều kiện 1 chạy bình thường. thì tiến tới lồng điều kiện 2

Điều kiện 2: Bạn lại xóa điều kiện 2 và lồng hàm điều kiện 2 =IF(Điều kiện 2,kết quả 2,Điều kiện 3) vào như sau:

= IF(Điều kiện 1,kết quả 1,IF(Điều kiện 2,kết quả 2,Điều kiện 3))

Nhấn enter, nếu kết quả chạy bình thường thì tiến tới lồng điều kiện 3

Điều kiện 3: Bạn lại xóa điều kiện 3 và lồng hàm điều kiện 3 =IF(Điều kiện 3,kết quả 3,Điều kiện 4) vào như sau:

= IF(Điều kiện 1,kết quả 1,IF(Điều kiện 2,kết quả 2,IF(Điều kiện 3,kết quả 3,Điều kiện 4)))

Nhấn enter, nếu kết quả chạy bình thường thì tiến tới lồng điều kiện 4

Điều kiện 4: Bạn làm tương tự như điều kiện 2 và 3 dựa theo sơ đồ mô hình hóa trên. Nếu còn các điều kiện 5 6 7….. thì các bạn lồng vào tương tự với từng bước một để có kết quả chính xác.

Điều kiện 5:…………………….

Với việc thực hiện hàm IF lồng vào nhau như trên, bạn sẽ không còn mất nhiều thời gian phải vắt óc suy nghĩ hàm như thể nào mà chỉ cần mô hình hóa ra, làm từng bước một và chạy hàm/lệnh để ra kết quả. Không còn phải mất thời gian tìm lỗi, sửa lệnh khi chạy sai.

Nếu bạn có thắc mắc muốn được hướng dẫn, cứ gửi tin nhắn vào facebook sau của mình để mình hướng dẫn nhé.

https://www.facebook.com/anhbanhangvuitinh/