Hàm RELATED và các cách dùng hiệu quả trong biểu thức DAX hay Power Bi
Tháng Mười 10, 2021 Off By Anh bán hàng
Trong biểu thức DAX, để tham chiếu các giá trị giữa các bảng có sự liên kết với nhau hay đã tạo relationship giữa các bảng. Ví dụ như bạn có 2 bảng về sản phẩm với cùng tên hay mã sản phẩm, một bảng là doanh số thùng, một bảng là quy cách đóng gói chai lẻ/thùng (VD: 20 chai/thùng).
Thông thường đối với Exel thì bạn sẽ dùng Vlookup hoặc các hàm tham chiếu khác như Index và Math để tạo thêm một cột tham chiếu quy cách đóng gói và sau đó chèn thêm một cột doanh số thùng nhân cho quy cách để tính doanh số chai/lẻ.
Hàm RELATED trong biểu thức DAX cũng tương tự như vậy, tuy nhiên hàm RELATED chỉ hoạt động khi các bảng dữ liệu đã được tạo Relation Ship
Để có thể sử dụng được hàm RELATED thì cần phải tạo mối quan hệ giữa các bảng thì hàm này mới có thể cho ra kết quả, hàm sẽ dựa trên mối quan hệ giữa các bảng để cho ra kết quả tương ứng.
Như vậy với các bảng đã thiết lập được mối liên hệ hay quan hệ với nhau, thông qua đó bạn có thể tạo ra các phép tính sử dụng hảm RELATED để tính toán xuyên suốt các mối liên hệ này nhằm đưa ra kết quả cuối cùng như ý muốn của mình
Công thức sử dụng hàm RELATED như sau:
RELATE(<Cột tham chiếu>)
Cột tham chiếu: Là cột tham chiếu với bảng có mối quan hệ, ví dụ ở bảng doanh số và bảng đơn giá có mối liên hệ với nhau, thì khi dùng hàm Related trên bảng doanh số sẽ tham chiếu đơn giá theo tên hay mã sản phẩm tương ứng.
Các cách dùng hàm RELATED trong biểu thức DAX hay Power BI
Đối với hàm Related cách sử dụng trong Power Bi hay biểu thức Dax như sau.
Tạo cột giá trị tham chiếu bằng hàm Related
Trong bảng dữ liệu của biểu thức Dax hay Power Bi thì hàm Related có thể tạo thêm cột và công thức tính ở các cột, vì vậy có thể tạo thêm cột bằng hàm Related hoặc đưa hàm Related vào trong công thức để tạo phép tính bằng mối liên hệ giữa các bảng.
Đưa hàm Related vào phép tính để tính dựa trên mối liên hệ giữa các bảng
Hàm Related có thể đưa vào phép tính để tính ra kết quả cuối cùng dựa trên các mối liên hệ giữa các bảng. Như vậy với việc đưa vào phép tính dựa vào các mối liên hệ giữa các bảng với nhau đã được thiết lập, hàm RELATED sẽ giúp bỏ qua các bước trung gian như trên Exel là tạo ra các cột dùng Vlookup hay Index Match để tham chiếu, tạo ra các phép tính trung gian giữa các cột để từ đó tính được kết quả cần thiết.
Bạn có thể tham khảo thêm các ví dụ về phép tính dùng hàm Related ở đây